Bạn là một fan hâm mộ bóng đá Việt Nam và đang tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi VPF là gì? Bài viết dưới đây của MitomTV VPF là gì? Lịch sử hình thành? vai trò của VPF? cải tổ VPF? Hãy cùng chúng tôi tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé.
Contents
VPF là gì
VPF là Công ty cổ phần bóng đá Việt Nam, được viết tắt từ “The Viet Nam Professional Football Joint Stock Company”. VPF là đơn vị chuyên tổ chức, quản lý và điều hành các giải thi đấu bóng đá chuyên nghiệp được tổ chức tại Việt Nam.
Vốn điều lệ ban đầu của VPF là 30 tỷ đồng, trong đó VFF sở hữu 35,4 vốn điều lệ là cổ đông lớn nhất; 15 câu lạc bộ ở giải Vô Địch Quốc Gia đóng góp 54,6% vốn điều lệ (Mỗi đội bóng góp 3,9%) và 10 đội bóng đang chơi tại Giải hạng Nhất quốc gia đóng góp 10% vốn điều lệ.
Dưới đây là danh sách những vị lãnh đạo đầu tiên của VPF được bầu tại Đại hội cổ đông gồm:
- Chủ tịch Hội đồng quản trị: Ông Võ Quốc Thắng
- Phó chủ tịch là các ông Lê Hùng Dũng, Nguyễn Đức Kiên và Đoàn Nguyên Đức
- Tổng giám đốc: ông Phạm Ngọc Viễn làm Tổng giám đốc
- Dưới quyền là 2 phó giám đốc và các phòng ban liên quan.
Lịch sử hình thành VPF
Chính thức ngày 29 tháng 11 năm 2011 được xem là ngày thành lập VPF. Tại trụ sở Liên đoàn bóng đá Việt Nam ở Hà Nội, đại diện phía VFF cùng 25 câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp ở Việt Nam. Thêm 14 câu lạc bộ đang thi đấu ở V.League và 10 câu lạc bộ đang thi đấu ở Giải bóng đá hạng nhất quốc gia Việt Nam, đã họp và đi tới thống nhất ký vào các văn bản theo thủ tục luật định để trình lên Sở Kế hoạch – Đầu tư Hà Nội xin cấp phép hoạt động cho VPF.
Đây cùng được xem như Đại hội cổ đông thành lập VPF, với vốn điều lệ ban đầu là 30 tỷ đồng. Trong đó VFF là cổ đông lớn nhất nắm giữ 35,4% vốn điều lệ; 14 câu lạc bộ tham dự V-League đóng góp 54,6% vốn điều lệ và 10 câu lạc bộ tham dự Giải hạng Nhất quốc gia đóng góp 10% vốn điều lệ.
VPF chính thức hoạt động
Sau buổi họp tháng 11 đến ngày 7 tháng 12 năm 2011, Sở Kế hoạch – Đầu tư Hà Nội trao giấy phép hoạt động cho VPF. Ngày 14 tháng 12 năm 2011, Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất của công ty đã bầu ông Võ Quốc Thắng nay là Chủ tịch Hội đồng quản trị, các ông Lê Hùng Dũng, Nguyễn Đức Kiên và Đoàn Nguyên Đức là Phó Chủ tịch.
Hội đồng quản trị công ty đã bổ nhiệm ông Phạm Ngọc Viễn làm Tổng giám đốc, hai Phó Tổng giám đốc là các ông Lưu Quang Lãm và Phạm Phú Hòa. Ông Trần Anh Tú được bầu làm lãnh đạo mới của Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) tại Đại hội cổ đông nhiệm kỳ 3 (2017-2020) sáng ngày 3/12.
Vai trò của VPF
Công ty cổ phần bóng đá Việt Nam hoạt động dưới hình thức một doanh nghiệp, Vai trò chính của VPF đó là tổ chức quản lý và điều hành các giải bóng đá chuyên nghiệp theo đúng luật và quy định của VFF.
VPF là tổ chức hoạt động độc lập nhằm mục đích đảm bảo công tác tổ chức giải đấu, quyền lợi của đội bóng khi tham dự giải. Nói dễ hiểu hơn là VPF sẽ là đơn vị sắp xếp lịch thi đấu và chọn sân thi đấu.
Quá trình cải tổ VPF
Sau 10 năm đến năm 2021 một loạt các câu lạc bộ gồm Hoàng Anh Gia Lai, Bình Dương, Hải Phòng, Sông Lam Nghệ An, Nam Định, Quảng Nam đã có yêu cầu cải tổ VPF vì một số lý do. Lý do chủ chốt nhất chính là việc thay đổi lãnh đạo cấp cao vì lãnh đạo hiện tại không đủ năng lực, nhằm tăng cường dân chủ trong quan hệ giữa VPF và các CLB. Nhất là liên quan đến bản quyền truyền hình và việc xin ý kiến của CLB trước khi ra quyết định.
Chủ tịch Văn Trần Hoàn (Hải Phòng F.C.) chia sẻ:
“CLB Hải Phòng làm bóng đá vì người hâm mộ Hải Phòng, vì mong muốn chung tay phát triển bóng đá Việt Nam. Nhưng có những vấn đề thực sự rất bức xúc với VPF. Do đó, tôi không chào đón quan chức VPF đến sân Lạch Tray trong tương lai… Nếu vì nhiệm vụ phải đến, các ông VPF hãy nên uống “rượu tự trọng”để có đủ dũng khí và lòng can đảm, và nhớ mang tiền để mua vé mà vào sân.
Hôm nay, có người nói rằng các CLB chẳng qua chỉ là những con cá trong bể cá mang tên VPF. Tôi xin nói lại thế này, nếu những con cá ấy đã quá to và mạnh mẽ, thì nên nghĩ đến chuyện phá cái bể vô tác dụng ấy đi, để những con cá ấy có thể bơi ra biển cả ” Có thể nói những chia sẻ của ông đã nói rõ được những điểm mà VPF chưa làm tốt.
Động thái của một số cổ đông khác:
Chủ tịch Vũ Tiến Thành cũng có những động thái ngay sau khi bỏ dở cuộc họp vì bất đồng với ban lãnh đạo VPF về việc mở rộng thành phần của Hội đồng quản trị VPF, đã phát biểu:
“VPF điều hành độc đoán để lợi ích nhóm… ông Trần Anh Tú điều hành đại hội cổ đông như công ty gia đình, không tôn trọng ý kiến các thành viên, luôn có tư duy áp đặt theo kiểu ra quyền cho các cổ đông.
Kết Luận
Với những thông tin trên chắc hẳn có thể giúp bạn hiểu hơn về tổ chức VPF là gì. Cũng như những thông tin xoay quanh tổ chức bóng đá này. Nhìn chung đây là một chức khá hiệu quả nhưng cũng có những tồn đọng cần phải được xử lý triệt để. Hy vọng những những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ thực sự hữu ích. Đừng quên truy cập thường xuyên vào website của MitomTV để xem bong da truc tiep, cập nhập bang xep hang bong da mới nhất nhé!