Nhìn vào các chiến lược marketing thành công đến từ những ông lớn như Apple, Coca Cola, Channel… Bạn sẽ thấy khâu xây dựng chiến lược marketing có vai trò quan trọng như thế nào đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Vậy hiểu chiến lược marketing là gì? Làm sao để hoạch định một chiến lược hiệu quả nhất? Cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!
Contents
I. Những khái niệm cơ bản cho dân Marketer
1. Chiến lược là gì?
Là một bản kế hoạch về những dự định sẽ thực hiện bằng các phương thức khác nhau nhưng đều hướng hướng đến mục tiêu là giành được lòng tin của khách hàng và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
2. Chiến lược marketing là gì?
Chiến lược marketing là một kế hoạch tiếp thị tổng thể giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tiếp cận đến nhiều người dùng hơn. Qua đó biến họ thành khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình.
3. Marketing online là gì?
Là quảng cáo sản phẩm của doanh nghiệp đến khách hàng thông qua internet nhằm đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng.
4. Chiến lược marketing online là gì?
Chiến lược marketing online là sự tổng hòa các phương thức hoạt động, kế hoạch chi tiết của quảng cáo online về doanh nghiệp một cách bài bản từ đó truyền tải thông điệp đến khách hàng thông qua internet nhằm lấy được lòng tin của khách hàng.
5. Chiến lượng Marketing Mix là gì?
Chiến lược Marketing Mix hay còn gọi là 4P marketing, là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu.
4P marketing bao gồm: price (giá cả), product (sản phẩm), promotion (xúc tiến thương mại), và place (phân phối).
6. Inbound marketing
Inbound marketing là một phương thức tiếp cận khách hàng dựa trên nội dung và tương tác mang lại giá trị hữu ích cho khách hàng. Khách hàng sẽ người chủ động tìm kiếm bạn thông qua các kênh, công cụ tìm kiếm, mạng xã hội.
7. Customer insight là gì?
Customer insight là những vấn đề, mong muốn, nhu cầu ẩn sâu bên trong ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng. Rất khó để xác định chính xác và đầy đủ nhưng lại là một tài sản đáng giá của người làm marketing.
Social media marketing là tập hợp các chiến lược, kế hoạch marketing hướng đến tương tác xã hội giữa người dùng qua platform nhằm tạo ra các nội dung có ích để người dùng chia sẻ qua mạng xã hội.
9. Content marketing là gì?
Content marketing là tiếp thị nội dung, tạo ra và phân phối nội dung có giá trị, liên quan đến sản phẩm/dịch vụ.
II. Đặc điểm của chiến lược Marketing hiệu quả
Một chiến lược marketing thành công gồm các đặc điểm sau:
- Củng cố, xây dựng và phát triển chiến lược phù hợp với tiềm năng của doanh nghiệp.
- Nắm bắt được xu hướng thị trường
- Tối đa hóa công cụ tìm kiếm nhằm củng cố lượng khách hàng mục tiêu và tiềm năng khách hàng trong tương lai.
Các yếu tố triển khai chiến lược marketing cho hoạt động doanh nghiệp:
- Tuyên bố về các giá trị mà doanh nghiệp mang đến cho khách hàng.
- Xác định thông điệp muốn truyền tải đến công chúng.
- Xây dựng hồ sơ khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến.
- Phương pháp để hiện thực hóa chiến lược.
III. Tại sao cần phải xây dựng chiến lược marketing?
- Xây dựng chiến lược Marketing nhằm mục đích đưa ra các giải pháp giúp doanh nghiệp khẳng định được vị trí của mình trên thị trường và lĩnh vực kinh doanh.
- Giúp doanh nghiệp dễ dàng ứng phó với các tình huống, tránh lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc mà không đem lại hiệu quả.
- Giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng giữ chân được các đối tượng khách hàng tiềm năng trong thời gian dài.
- Tạo ra những cơ hội chiến thắng được các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
- Xây dựng chiến lược Marketing tốt giúp thực hiện chúng một cách linh hoạt, làm chủ được các nguồn lực cần thiết như là phân bổ nhân sự, sử dụng nguồn vốn hợp lý…
IV. Bí quyết xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả
1. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
- Tìm hiểu thật kỹ về các đối tượng khách hàng mục tiêu.
- Để thực hiện được phải tạo cho họ thói quen mua hàng nhất định và đảm bảo sẽ tiếp thị đến những người thực sự quan tâm đến dịch vụ.
- Vạch ra những câu hỏi cần thiết: độ tuổi, giới tính, địa vị xã hội, sở thích, trình độ học vấn, thu nhập…
- Cách thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn, khảo sát… nhằm tìm hiểu suy nghĩ của họ về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
2. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
- Điều tra, nghiên cứu hướng phát triển, chiến lược marketing của đối thủ là vô cùng cần thiết.
- Đi sau để tìm hiểu những gì họ đang làm để mình có thể làm tốt hơn cũng như khai thác được khía cạnh mà đối thủ chưa làm đến.
- Thực hiện hoạt động nghiên cứu này thông qua mối quan hệ, công cụ hỗ trợ hoặc trực tiếp tham gia vào các chiến lược…
3. Lựa chọn kênh Marketing nổi bật
- Các kênh Marketing có tác dụng truyền tải các thông điệp cụ thể đến khách hàng.
- Các kênh Marketing gồm quảng cáo truyền thống, phương tiện báo chí, SEO, content marketing…
- Cách tốt nhất để tiếp cận chính là chia các kênh đó thành 3 phần chính là truyền thông lan truyền, truyền thông tự xây dựng và truyền thông trả phí quảng cáo.
4. Chia nhỏ phễu bán hàng
- Phễu bán hàng là chia các chiến thuật cho các kênh marketing thành nhiều phần nhỏ.
- Cấu trúc của phễu như sau: thu hút khách hàng, sở thích, mong muốn và hành động của họ.
- Đáy phễu là nhóm đối tượng không quan tâm đến sản phẩm và bạn đang tìm giải pháp để biến họ thành khách hàng tiềm năng.
- Lợi ích của việc chia nhỏ phễu bán hàng giúp tìm ra những điểm yếu và nhanh chóng chỉnh sửa để rồi hành động.
5. Thiết lập mục tiêu Marketing SMART
Mục tiêu Marketing SMART, đại diện cho:
- S – Specific: cụ thể, chi tiết
- M – Measurable: đo lường được, có số liệu để cân đo
- A – Attainable: khả năng thực hiện
- R – Relevant: sứ mệnh doanh nghiệp, sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp
- T – Time frame: thời gian để thực hiện
V. Xây dựng chiến lược marketing đỉnh cao
Chiến lược marketing cần đảm bảo các yếu tố sau:
- Product: Sản phẩm kinh doanh có điểm gì đặc biệt, tạo sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh.
- Price: Giá cả là bao nhiêu và lợi nhuận như thế nào?
- Place: Địa điểm để kinh doanh sản phẩm.
- Promotion: Chương trình khuyến mãi để kích thích khách hàng và đem lại lợi nhuận.
Các chiến lược marketing đỉnh cao:
- Tăng giá trị sản phẩm nhưng không tăng giá bán.
- Giá trị không đổi nhưng giá bán rẻ hơn.
- Tăng giá trị và hạ giá thành sản phẩm.
- Bớt tính năng sản phẩm nhưng giá trị không đổi và giá bán rẻ hơn.
- Nâng giá trị cao hơn nhưng giá ngày càng đắt.
- Giá trị cảm tính và lý tính không đổi nhưng tăng trị giá.
- Giá trị lý tỉnh không đổi nhưng tăng giá trị cảm tính.
- Tăng giá trị tương lai, giá thành sẽ tăng.
VI. Những chiến lược Marketing đáng để học hỏi
1. Điện máy xanh
Chiến lược Marketing của thương hiệu Điện máy xanh được xếp vào hàng kinh điển. Tạo ra được những Viral Video quảng cáo khuấy đảo cộng đồng mạng tại Việt Nam. Chiến lược đã làm độ nhận diện của thương hiệu này tăng lên nhanh chóng và “ám ảnh” dễ đi vào tâm trí khách hàng.
2. Shoppe
Đây cũng là một thương hiệu minh chứng cho chiến lược Marketing thành công khi tạo ra được những điều khác biệt so với các đối thủ còn lại. Viral video quảng cáo của Shopee đã trở thành trào lưu lớn mà bạn có thể bắt gặp ở bất cứ đâu.
3. Coca Cola
Sự nhất quán về logo với hai màu đỏ và trắng cùng cách thiết kế khá bắt mắt nhưng dễ nhận biết đã tạo thành điểm nhấn đối với khách hàng.
4. Apple
Chiến lược marketing đỉnh cao không cần mất quá nhiều chi phí quảng cáo nhưng luôn nhận được sự săn đón từ người tiêu dùng trên toàn thế giới. Dù chưa có thông tin về sản phẩm sắp ra mắt nhưng báo chí truyền thông luôn đưa ra các tin đồn về sản phẩm của Apple được nâng cấp mạnh mẽ và trở thành siêu phẩm cần sở hữu. Chính điều đó đã tạo nên sự thành công như hiện nay.
Bài viết trên của poliwatch.org đã giúp độc giả hiểu đúng về chiến lược marketing là gì? Tầm quan trọng và cách hoạch định chiến lược marketing hiệu quả cho doanh nghiệp. Hy vọng sẽ giúp bạn áp dụng được vào hoạt động kinh doanh và mang lại thành công lớn. Và đừng quên linh hoạt điều chỉnh chiến lược marketing sao cho phù hợp với nhu cầu thị trường thay đổi.